Dụng cụ đồ pha chế

Top 3 loại dụng cụ đồ pha chế cực kỳ cần thiết cho các Bartender và Barista.

Để trở thành những Bartender hay Barista chuyên nghiệp thì chắc chắn các bạn không thể nào không biết đến những trợ thủ đắc lực âm thầm đằng sau hỗ trợ công tác pha chế cho họ, đó chính là các loại dụng cụ đồ pha chế. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng thiết bị khách sạn Nam Phát tìm hiểu về tên gọi cùng với công dụng của một số loại dụng cụ đồ pha chế cơ bản cần thiết không thể thiếu dành cho những Bartender hay Barista nhé!

Top 3 loại dụng cụ đồ pha chế cực kỳ cần thiết cho các Bartender và Barista

Top 3 loại dụng cụ đồ pha chế cực kỳ cần thiết cho các Bartender và Barista.
Top 3 loại dụng cụ đồ pha chế cực kỳ cần thiết cho các Bartender và Barista.

Top 1: Bình lắc – Shaker

Bình lắc - Shaker.
Bình lắc – Shaker.

  • Nguồn gốc: Bình Shaker lần đầu được một người chủ quán trọ phát minh ra khoảng giữa thế kỷ thứ 19. Vào cuối thế kỷ 19 thì chúng được cấp bằng sáng chế và phổ biến hàng loạt ra thị trường.

Vào những năm 1920, song song với thời đại nhạc Jazz thì đây cũng là giai đoạn mà nghề bartender đạt đỉnh cao trào, và bình Shaker cũng theo đó mà trở nên cực kỳ phổ biến vào lúc bấy giờ.

Lúc đấy, những chiếc bình shaker cũng được xem như biểu tượng của sự sành điệu và sự tốt đẹp trong cuộc sống. Sản phẩm cực kỳ phổ biến và được sản xuất với nhiều hình dạng khác nhau như: Chim cánh cụt, ngựa vằn, ngọn hải đăng, máy bay,… 

  • Thông tin sơ lược: Dù là trước đây hay hiện tại thì bình Shaker chính là dụng cụ tuyệt đối không thể thiếu đối với bất kỳ tân binh Bartender hay Barista mới nhập môn. Đây cũng được xem là món dụng cụ đặc trưng điển hình quan trọng nhất chuyên dùng cho ngành nghề đặc thù về việc pha chế các loại thức uống này.
  • Cách sử dụng: Shaker giúp chúng ta dễ dàng pha trộn nhiều loại nguyên liệu khác nhau bằng phương pháp lắc đều tay. Để sử dụng, chúng ta sẽ cho các thành phần sẽ dùng cho loại đồ uống đó (rượu, siro, nước ép trái cây, đá viên,…) vào trong bình rồi đóng nắp lại và lắc mạnh trong khoảng từ 10 – 18 giây rồi rót ra ly.
  • Các mức dung tích phổ biến: Các loại shaker thường có dung tích khoảng 250ml, 500ml, 750ml, 1000ml, 1500ml.
  • Phân loại bình shaker:

1. Boston shaker (Mixing glass) thường có vạch chia thể tích và được sản xuất với mức dung tích chuẩn 500ml. Sản phẩm có cấu tạo gồm 2 phần gồm:

  • 1 ly inox.
  • 1 ly thủy tinh.

Biến thể của Boston shaker (Mixing glass): Sản phẩm còn có một biến thể khác với 2 phần ly đều được làm bằng inox với tên gọi là tin – on – tin. Sản phẩm giúp giải quyết một số vấn đề về độ bền cùng tính an toàn khi sử dụng tốt hơn loại nguyên bản.

Ngoài ra, loại tin on tin shaker này còn giúp giữ nhiệt cho đồ uống tốt hơn (cả nóng và lạnh). Tuy nhiên, điều này cũng khiến cho trải nghiệm cầm lắc của các bartender sẽ không dễ chịu nếu thức uống quá nóng hoặc quá lạnh.

Ưu điểm: Boston shaker dễ dàng tháo rời để vệ sinh sau khi sử dụng. Giúp hòa trộn mọi nguyên liệu một cách đều đặn và mang lại hương vị thơm ngon cho thức uống.

Khuyết điểm: Tuy nhiên, nếu bạn không đủ kinh nghiệm sẽ dễ dàng khiến cho các loại chất lỏng trong khi pha chế bị rò rỉ, và phần ly thủy tinh của nó cũng khá dễ vỡ. Ngoài ra nó cũng không kèm theo bộ lọc nên phải dùng kèm thêm bộ lọc trong quá trình pha chế.

2. Cobbler shaker (Standard shaker) có cấu tạo hoàn toàn bằng inox và bao gồm 3 phần chính là:

  • Thân bình (bình chứa).
  • Màng lọc.
  • Nắp đậy.

Nhờ được làm bằng inox toàn bộ nên việc đóng mở shaker rất chắc chắn, giúp các bartender có thể sử dụng đồng thời cả 2 shaker bằng 2 tay khi cần. Màng lọc của bình cũng giúp thuận tiện khi pha chế, nhưng vì có kích thước khá nhỏ nên quá trình lọc sẽ chậm và việc vệ sinh làm sạch cũng khó hơn so với dụng cụ lọc chuyên dụng.

Ưu điểm: Sản phẩm kết nối cực kỳ chắc chắn giữa các bộ phận cấu tạo.

Khuyết điểm: Tuy nhiên, việc kết nối tốt cũng khiến cho sản phẩm gặp bất tiện. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh sẽ khiến phần bình kim loại bị co lại, tạo ra áp suất lớn khiến bình và nắp dính chặt vào nhau gây khó khăn cho người sử dụng về việc mở nắp.

3. Parisian shaker là sự kết hợp giữa 2 loại kể trên. Sản phẩm cũng được làm bằng inox hoàn toàn và có cấu tạo gồm 2 phần:

  • Thân bình (bình chứa).
  • Nắp đậy.

Nhiều người gọi Parisian shaker là shaker nguyên bản (original cocktail shaker).

Ưu điểm: Mẫu mã đẹp, kích thước nhỏ gọn và dễ sử dụng.

Khuyết điểm: Không tích hợp sẵn màng lọc nên phải sử dụng đồ lọc riêng. Và việc tách phần nắp ra cũng khó hơn cả 2 loại kể trên.

Top 2: Muỗng pha chế – Barspoon

 Muỗng pha chế - Barspoon.
Muỗng pha chế – Barspoon.
  • Thông tin sơ lược: Muỗng pha chế là dụng cụ không thể thiếu trong các công đoạn pha chế thức uống, nó giúp khuấy đều các thành phần lại với nhau. Sản phẩm được thiết kế với kiểu dáng dài và thanh mảnh giúp dễ dàng chạm được vào phần đáy của chiếc ly cao nhất để giúp hòa trộn trực tiếp các nguyên liệu bên trong.
  • Cách sử dụng: Một muỗng bar spoon chứa được lượng chất lỏng tương đương 5ml cùng phần tay cầm kéo dài sở hữu nhiều thiết kế độc đáo đẹp mắt (uốn lượn, xoắn ốc, kiểu chiếc nĩa,…). Đặc biệt kiểu chiếc nĩa có thể dùng để khui nắp chai hoặc ghim trái cây.
  • Phân loại muỗng pha chế:

1. Muỗng kiểu Âu (European barspoon) được thiết kế có đế ở đầu muỗng giúp dựng ngược muỗng lại khi không cần sử dụng đến, còn toàn bộ phần tay cầm thường có hình xoắn ốc.

2. Muỗng kiểu Nhật (Japanese barspoon) được thiết kế tương tự kiểu Âu nhưng không có đế. Và phần tay cầm được thiết kế với kiểu dáng thanh lịch hơn cùng chiều dài tổng của muỗng có thể lên đến 40cm.

3. Muỗng kiểu Mỹ (American barspoon) được thiết kế có một cái nắp cao su nhỏ ở đầu và tay cầm chỉ làm xoắn một phần nhỏ ở giữa muỗng chứ không toàn bộ như kiểu Âu và kiểu Nhật nên giúp người sử dụng dễ cầm nắm hơn.

Top 3: Dụng cụ đong – Jigger

Dụng cụ đong - Jigger.
Dụng cụ đong – Jigger.

  • Thông tin sơ lược: Dụng cụ đong – Jigger được dùng để đo lường và định lượng giúp người sử dụng có thể đong đếm chính xác mức thể tích của các loại nguyên liệu dạng lỏng khác nhau (như rượu, siro, nước ép trái cây, nước tinh khiết,…) để pha chế các loại thức uống theo đúng công thức chuẩn.

Jigger thường được làm hoàn toàn bằng các loại nguyên liệu cao cấp (như inox không gỉ, kim loại không nhiễm từ hoặc nhựa) nên rất bền bỉ, dễ vệ sinh chùi rửa và có tuổi thọ sử dụng lâu dài (khoảng vài năm). Sản phẩm thường được thiết kế dưới dạng đồng hồ cát với 1 đầu to và 1 đầu nhỏ.

Sử dụng jigger hỗ trợ việc pha chế thức uống được dễ dàng và chính xác theo chuẩn công thức giúp làm hài lòng thực khách. Ngoài ra nó còn giúp các bartender sử dụng triệt để mọi nguyên liệu mà không phải bỏ phí bất kỳ thứ gì.

  • Các mức dung tích phổ biến:
  • Thông thường, Jigger tiêu chuẩn sẽ có mức dung tích đầu to / đầu nhỏ là 1.5oz / 1oz.
  • Tuy nhiên, để thuận tiện cho việc đong lượng và pha chế nhiều loại thức uống với công thức khác biệt nhau nên người ta còn sản xuất ra jigger với các mức dung tích phổ biến khác như: 1oz / 0.5oz, 2oz / 1.5oz,…
  • Riêng tại Việt Nam thì jigger được phổ biến là loại 30ml/10ml (đơn vị ml).
  • Phân loại dụng cụ đong:

1. Dụng cụ đong đôi cổ điển (Classic double jiggers) được thiết kế hình đồng hồ cát không cân với 1 đầu nhỏ và 1 đầu lớn và làm bằng inox hoàn toàn. Đây là dòng sản phẩm có mức giá phải chăng và được sử dụng cực kỳ phổ biến. Tuy nhiên, loại ly đong đường kính càng to thì càng dễ bị ngã.

2. Dụng cụ đong kiểu Nhật (Japanese jiggers) sở hữu kiểu dáng thiết kế tương đồng với jigger đôi cổ điển nhưng có đường nét thanh lịch hơn. Chúng có phần mặt dốc cùng đường kính nhỏ hơn nên giúp ít bị ngã và dễ dàng rót chất lỏng vào ly hơn. Loại này thường có mức giá thành đắt hơn những loại khác nhưng lại được những Bartender chuyên nghiệp cực kỳ ưa chuộng.

3. Dụng cụ đong đơn (Single jiggers) thường được làm bằng thủy tinh hoặc thiếc và có vạch chia mức thể tích. Loại jigger này cực kỳ dễ sử dụng và đôi khi còn có thể được dùng như một chiếc ly đựng thức uống (thường là các loại rượu mạnh).

4. Dụng cụ đong hình chuông (Bell jiggers) có thiết kế hình chuông ở mỗi ly. Loại ly đong này cũng có nhiều kích cỡ chuông to nhỏ khác nhau cùng thiết kế khác biệt ở phần cổ nối giữa 2 ly chuông. Đây là loại dụng cụ đong đặc biệt ổn định khó bị ngã khi đặt trên bàn nhờ thiết kế phân bổ trọng lượng tốt và khối lượng tâm thấp.

| Tham khảo các sản phẩm Dụng cụ đồ pha chế tại đây.

Để có thể lựa chọn và tìm mua được cho mình dòng sản phẩm Dụng cụ đồ pha chế với chất lượng cùng giá thành tốt nhất tại HCM thì quý khách hàng đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với NAPACO. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ tất cả các quý khách hàng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời